Hơn 33 tỉ USD vốn nước ngoài đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 17.1, Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12, TP.HCM) đang xác minh, trích xuất camera an ninh nhà dân để làm rõ vụ người đàn ông bị 2 người lạ mặt đuổi đánh tới tấp trên địa bàn.Trước đó, tối 16.1, mạng xã hội lan truyền clip, ghi lại cảnh một người đàn ông bị hai người lạ mặt đuổi đánh trên đường. Nạn nhân không chống trả nhưng hai người này đuổi theo đánh tới tấp. Chứng kiến vụ việc, người dân đến can ngăn nhưng không được. Vụ đánh người gây náo loạn trên đường. Sự việc xảy ra trên đường Tô Ký (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM).Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người dân tại khu vực cho biết, khoảng 20 giờ ngày 16.1, người đàn ông chạy xe máy trên đường Tô Ký, hướng từ quốc lộ 1 về đường Nguyễn Ảnh Thủ. Khi đến trước trụ sở Công ty điện lực An Phú Đông (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12) thì xảy ra va chạm với xe máy của một người đàn ông khác chạy từ hẻm ra đường Tô Ký. Sau va chạm hai bên có xảy ra cự cãi."Vụ việc chỉ là va chạm nhẹ nhưng họ đánh người ta dữ quá. Lúc đầu, hai bên có cự cãi, sau đó định bỏ đi thì một người đi đường không liên quan đến vụ việc lao đến đánh người đàn ông chạy xe máy đi đúng chiều (người chạy xe máy trên đường Tô Ký). Thấy vậy, người có va chạm xe máy với nạn nhân cũng lao đến cùng tấn công người đàn ông. Tôi thấy họ còn cầm cây sắt nhưng lúc đó tiệm có khách nên tôi chạy vào bán hàng, không biết họ có đánh nạn nhân nữa không", bà T. (chủ tiệm bán quần áo gần hiện trường) bức xúc.Ngay khi nhận tin báo vụ việc người đàn ông bị đánh hội đồng trên đường Tô Ký (Q.12), lực lượng công an địa phương đã đến hiện trường, trích xuất camera an ninh nhà dân quanh khu vực, truy xét những người có liên quan, làm rõ.
Hiểm họa từ học sinh lái xe trên 50 cc, xe điện khi chưa đủ tuổi
MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hơn 4 triệu game thủ tham gia sự kiện ZingPlay trong mùa Tết
Trong 24 giờ đến 48 giờ tới, khu vực ảnh hưởng nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Đông và một vài nơi ở các tỉnh miền Tây. Nhiệt độ cao nhất ở miền Đông từ 35 - 37 độ C, miền Tây có nơi 35 - 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất từ 30 - 50%. Thời gian nắng nóng gay gắt trong ngày kéo dài từ 12 -16 giờ.
Thông tin được ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ phát triển nhà xã hội, chiều 6.3. Đại diện Vingroup khẳng định "quyết tâm thực hiện mục tiêu" xây dựng 500.000 căn nhà xã hội từ nay đến 2030.Tập đoàn này cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư. Đồng thời, cho phép các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song, như cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng… Vì nếu làm xong quy hoạch rồi đến khâu đầu tư, tài chính… sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính.Còn theo đại diện Tổng công ty Viglacera, doanh nghiệp đang thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội với số căn hộ là 17.200, đã bàn giao cho Hà Nội 5.500 căn đi vào sử dụng.Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), cho biết cuối năm 2024, UDIC đã khởi công các dự án nhà ở xã hội như Khu đô thị mới Hạ Đình (H.Thanh Trì, Hà Nội) với tiến độ rút ngắn còn 24 tháng thay vì 36 tháng theo kế hoạch. Đáng chú ý, theo UDIC, thực tiễn triển khai cho thấy nhiều vướng mắc về quỹ đất và thời gian phê duyệt dự án kéo dài. Bên cạnh đó, chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận không quá 10%, không đảm bảo do vật tư, nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động...Đại diện UDIC kiến nghị sớm ban hành chính sách về thí điểm giao đất không qua đấu thầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước có đủ kinh nghiệm đầu tư.Đại điện Công ty CP địa ốc Kim Oanh cho biết, ngoài các dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp này cũng triển khai nhà ở thương mại giá hợp lý (950 triệu - 1,6 tỉ đồng/căn với 1 - 2 phòng ngủ). Với đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển 40.000 căn từ nay đến năm 2028. Đặc biệt, đại diện công ty cũng dẫn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mở rộng diện tích và phân khúc. Như Singapore xây nhà ở xã hội 3 - 4 phòng ngủ, phù hợp gia đình đa thế hệ, phân loại theo thu nhập."Việt Nam có thể áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững 50 năm, phù hợp địa chất yếu. Tuy nhiên, thách thức lớn là giải ngân vốn vay. Nhiều dự án của chúng tôi hoàn thiện sớm nhưng ngân hàng chậm giải ngân, gây lãng phí và khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua", đại diện Công ty Kim Oanh kiến nghị.Đại diện Tập đoàn Hoàng Quân cho hay đã đăng ký thực hiện 50.000 sản phẩm căn hộ nhà ở xã hội từ năm 2022 đến năm 2030. Tính đến nay, công ty đã triển khai xây dựng chuỗi 24 dự án nhà ở xã hội với hơn 35.000 căn.Hoàng Quân và nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị cần có Ban chỉ đạo quốc gia về nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp. Đặc biệt, chỉ định thầu cho các dự án nhà ở xã hội dưới 2.000 tỉ đồng, các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu.
Nhận định bóng đá Granada vs M.U (2 giờ ngày 9.4): Đơn giản là 'Quỷ đỏ' phải thắng
Theo TechSpot, Microsoft đang hứng chịu làn sóng phàn nàn từ người dùng sau khi các bản cập nhật Windows tháng 1.2025 gây ra hàng loạt sự cố cho thiết bị. Các vấn đề được báo cáo bao gồm lỗi kết nối USB, trục trặc trình điều khiển DAC, Bluetooth, Wi-Fi và nhiều lỗi phần mềm khác.Cụ thể, các bản cập nhật KB5049981 (Windows 10), KB5050009 (Windows 11 24H2) và KB5050021 (các phiên bản Windows 11 trước đó) được cho là nguyên nhân gây ra các lỗi trên. Mặc dù Microsoft đã thừa nhận một số vấn đề liên quan đến Open Secure Shell và Citrix, người dùng cho biết họ gặp phải nhiều lỗi hơn thế, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng hằng ngày.Một số lỗi phổ biến bao gồm:Các lỗi này xuất hiện trên cả Windows 10 và Windows 11, làm dấy lên lo ngại về chất lượng của các bản cập nhật gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh Windows 11 24H2 vẫn đang gây tranh cãi với nhiều lỗi nghiêm trọng.Microsoft khuyến cáo người dùng chưa cập nhật nên tạm thời trì hoãn việc cài đặt các bản vá này. Người dùng đã cập nhật và gặp sự cố có thể gửi phản hồi qua ứng dụng Feedback Hub hoặc thử quay lại phiên bản Windows trước đó.Sự cố lần này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành các bản cập nhật hệ thống. Người dùng hy vọng Microsoft sẽ sớm khắc phục các lỗi này để đảm bảo trải nghiệm ổn định và đáng tin cậy trên Windows.

Mẹo làm dịu và cứu làn da cháy nắng trong kỳ nghỉ trót vui hết nấc
Vụ trực thăng rơi ở California: 5 thủy quân lục chiến Mỹ đã thiệt mạng
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.
Chuyển đổi số thúc đẩy nhu cầu phát triển giải pháp bảo mật mới
Đó là ngày vui của chị Võ Thúy Vy (30 tuổi) và chồng Pháp, anh Jason (31 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM.Thời gian gần đây, hình ảnh ngày cưới của chị Vy và anh Jason ở Lai Vung (Đồng Tháp) với sự tham gia đầy đủ của 2 gia đình Việt - Pháp cũng như thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống Việt Nam đã nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Chị Vy cho biết đám cưới diễn ra hồi đầu 2024, nhưng đến hiện tại chị vẫn không thể nào quên ngày đặc biệt trong cuộc đời của mình. Ở đó, chị xúc động và hào hứng khi gia đình chồng vượt 10.000 km về Việt Nam tham dự lễ cưới cũng như nhiều người bạn Pháp, Úc, Ấn Độ, Philippines… "lặn lội" về miền Tây chung vui với 2 vợ chồng.Một đám cưới miền Tây "chính hiệu" với cổng cưới bằng cây chuối, đêm nhóm họ cả bạn bè của cô dâu và chú rể vui vẻ hát karaoke và nhảy múa tưng bừng đến mức quên cả giờ ngủ, nhà trai đi xuồng rước dâu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên… của vợ chồng chị Vy khiến nhiều người hào hứng, thích thú."Mình ngỏ ý muốn tổ chức lễ cưới ở quê nhà mình, phần vì muốn tái hiện ký ức tuổi thơ khi được tham dự những lễ cưới hồi xưa, phần cũng muốn giới thiệu với gia đình chồng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cả gia đình anh đều ủng hộ", chị tâm sự.Anh Jason cho biết trước đó, anh cũng đã từng dự đám cưới của bạn bè ở TP.HCM, nhưng chưa từng tìm hiểu, trải nghiệm những lễ nghi, phong tục cưới của người Việt. Trong ngày cưới của mình, chàng trai Pháp có phần lo lắng, hồi hộp vì sợ không làm đúng nghi thức nhưng cũng thực sự háo hức, hạnh phúc."Tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh đi xuồng rước dâu. Đó không phải là lần đầu tôi đi xuồng, ghe ở miền Tây, nhưng lại là lần đầu tiên được làm nhân vật chính, mặc áo dài, cùng gia đình đến nhà vợ", anh cười kể.Trong suốt 1 tháng gia đình anh Jason ở Việt Nam, họ không chỉ tham gia vào sự kiện quan trọng nhất là ngày cưới mà còn được chị Vy và gia đình đón tiếp nồng hậu, trải nghiệm văn hóa địa phương. Gia đình Pháp ngồi xếp bằng dưới nền nhà, thưởng thức bánh tráng cuốn cá lóc nướng chấm mắm me. Họ dùng đũa thay vì dao nĩa như ở Pháp, dù ban đầu có phần lóng ngóng nhưng rộn rã tiếng cười. Họ đi tham quan những vườn trái cây miền Tây ngọt lành, trải nghiệm văn hóa lô tô… Những trải nghiệm thú vị đó đã khiến cha chồng chị liên tục nói: "Tôi yêu Việt Nam!".Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 2.2018, chị Vy và anh Jason vô tình gặp nhau trong một quán bar trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM). Trước đó một ngày, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người cũ. Còn anh thì đang là khách du lịch đến Việt Nam khám phá.Thấy anh đang ngồi cùng với vài người bạn chị Vy quen, chị sang chào hỏi cả nhóm, cũng kết bạn và giữ liên lạc với anh Jason. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị Vy đã lập tức ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái Việt Nam thân thiện, dễ thương.Những ngày sau đó, chị Vy như một "hướng dẫn viên" gợi ý và cùng trải nghiệm nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống ở TP.HCM với anh Jason. Cứ như vậy, họ trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở Việt Nam như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hội An, Tây Ninh... trong vòng 1 tháng. Không lâu sau, cặp đôi cùng nhau đi xe máy khám phá Campuchia và từ đây, tình cảm cứ thế phát triển dần.Dẫu không cần nói ra, cặp đôi vẫn thầm hiểu họ đang trong mối quan hệ tìm hiểu nhau. Cho tới một ngày anh Jason nói với chị Vy, rằng: "Anh yêu em!", cũng là lúc anh xác định chắc chắn mối quan hệ của mình và có kế hoạch về Việt Nam sống.Vốn làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh quyết định sang Việt Nam sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng như tiếng Pháp để được cạnh kề bên chị Vy.Sau khi cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023 bằng chiếc nhẫn cầu hôn đặc biệt bằng san hô, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở TP.HCM. Từ ngày quen chị Vy, anh Jason cũng thường đón năm mới, đón tết ở Việt Nam. Tết Ất Tỵ 2025 này sẽ tiếp tục là một cái tết đặc biệt với chàng trai Pháp khi anh sẽ về quê Đồng Tháp ăn tết với gia đình vợ."Khác với năm mới ở Pháp, tết cổ truyền Việt Nam nhiều ngày hơn. Tôi được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị. Ấn tượng nhất với tôi là việc cả nhà cùng nhau dọn nhà trước tết trong nhiều ngày, vừa mệt và vừa vui. Ở Pháp, chúng tôi không dành nhiều thời gian để dọn nhà đến vậy. Tết cũng là dịp để mọi người trong nhà quan tâm yêu thương nhau, không chỉ gia đình nhỏ của mình mà còn với những bà con, người thân khác", anh cười nói về trải nghiệm tết ở miền Tây quê vợ.
kết quả xổ số miền
"Thông qua Cuộc thi Greenwich Vietnam Flashmob 2024, chúng tôi hy vọng các bạn học sinh có một sân chơi sáng tạo, trẻ trung, tự tin thể hiện tài năng và khả năng làm chủ sân khấu của mình", thầy nói thêm.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư